BÀU DÒI QUÊ TÔI
Bàu dòi! Ôi hai tiếng thật thân
thương. Và như một mạch nước chứa đầy tâm cảm cứ tí tách rồi luồn lách đi vào
cửa tâm hồn của tôi, cũng của như những ngừơi đã từng chôn rau cắt rốn và sống
trên mảnh đất thân yêu này. Nhưng có lẽ đối với những người chưa hề đặt chân
trên mảnh đất này và khi nghe cái tên “bàu dòi”, họ có thể coi đó như môt từ
thật kinh tởm và dị hợm. Vì sự hiếu kỳ mà họ cũng muốn tìm tòi về huyền thoại của
cái tên Bàu Dòi.
Thưa quí vị, nếu được thì vui lòng cho
phép tôi lội ngược dòng thời gian, trong một vài giây phút để mường tượng nhìn
về qúa khứ để tìm lại cái huyền thoại như đã ẩn chứa một gốc tích huyền bí hai
chữ Bàu Dòi.
Thưa quí vị, Bàu Dòi quê tôi có môt
diện tích không rộng lớn. Phía đông là Biển Đông và được ngăn chận bằng một dải
cát trắng dài khoảng 10 cây số. Bắt đầu là mõm đá ngặnh, và cuối là đồi dương
Tân Lý. Dải cát này trông rất là đồ sộ, có cây cối và cao cho nên được gọi là
động hay dốc: Động Ông Quả, Dốc Biền, Dốc cao, Dốc cây gõ, v.v. Giữa dốc cao và dốc cây gõ là bàu sen và các
ao rạch nhỏ với nanh và nứa và đước.
Phía Tây của ngôi làng là dãy núi đất hay goi là Núi Lá. Từ dãy núi đất
này kéo dài về phía tây bắc có nhất nhiểu bàu. Bàu thông, bàu đưng, bàu con,
bàu cái, bàu ông (Bàu Ông Sao),và bàu heo. Với mảnh đất có địa hình với nhiều
ao rạch, đầm đìa như thế thì huyền thoại Bàu Dòi bắt đầu từ đây.
Có môt năm trời hạn hán không mưa,
làm cho nước ở các bàu ao khô ráo nên các sinh vật, cá, rắn, ếch, cóc, đều chết
hết. Tất nhiên khi cá và các sinh vật chết sẽ sinh ra dòi bọ rất nhiều. Nhiều
đến nỗi mà họ không thể tưởng tuợng được nên đã đặt cho mảnh đất này là Bàu
Dòi. Một huyền thoại thứ hai: Cùng trong năm đó, ở dưới đất là dòi bọ, trên
trời thì ruồi lằng. Ruồi nhiều đến nỗi mà họ cũng không muờng tượng được nên
gọi là Bàu Ruồi. Thêm một huyền thoại nữa: cùng trong năm hạn hán đó, có rất
nhiều đàn voi kéo nhau đi tìm nước uống và đi xuống các đầm đìa đễ uống nước và
để lại rất nhiều dấu chân. Nên họ đặt
cho cái tên gọi là Bàu Voi. Nhưng vì cách phát âm của người địa phương từ voi
thành từ Dzoi nên từ đó gọi là Bàu Dòi. Nhưng thật ra, ngôi làng này cũng có
cái tên thật dễ thương và ý nghĩa mà họ đao hay do một Cha Linh Hướng nào đó đã
đặt cái tên gọi là Giáo xứ Hiệp An. Hiệp là Hiệp thông, Hiệp nhất, Hiệp Ước,
Hiệp ý như chúng ta đang cùng Hiệp ý. An là an lành, an bình,và an khang. Hiểu được
tâm tình đó và lòng luôn hướng về Bàu Dzòi mà nay tôi ước muốn thắp lên một
ngọn lửa Bàu Dzòi để mọi người cùng qui hướng về và sưởi ấm.
Vâng thưa quí vị, biến cố 30-4-1975
đã chia lìa chúng ta. Rời bỏ mảnh đất thân thương đó vì chiến tranh, loạn lạc
lâm ly, vì điều kiện tìm kế sinh nhai, mà tất cả mọi người đã đặt chân trên đất
nước Hoa Kỳ nói chung, và những người đặt chân trên thành phố New Orleans nói
riêng. Cách nay 7 năm người dân New
Orleans lại thêm môt lần nữa ly tán ra đi.
Anh về Houston, em về California và khắp mọi tiểu bang vì trận cuồng
phong cơn bão Katrina ngày 28-8-2005.
Nói như thế thì nếu tạo hóa có quyền để chia lìa chúng ta dưới mọi hình thức,
tạo hóa cũng có quyền để qui tụ lại với nhau trong tình thân thương. Đấng tạo
hóa đang dùng tinh thần hải hà của anh
Nguyễn Văn Bình, và lòng hăng say nhiệt tình của anh Hoàng Anh Dũng và
một số anh chị em bàu dòi để mời gọi mọi người gặp nhau trong ngày hội ngộ. Và
tạo hóa cũng đang muợn ngòi bút với nét chữ ngều ngào và lối thơ văn cóc nhái
bàu dòi của tôi để gửi tới từng người lời mời gọi này. Tuy đơn sơ mộc mạc nhưng chứa đầy chân tình để
mong sao sẽ qui tụ đồng hương, thân hữu Bàu Dòi gần xa lại với nhau. Mục đích qui
tụ là hâm nóng tình người viễn xứ, để nhớ lại những kỷ niệm thăng trầm buồn vui
trong cuộc sống, và nhất là cùng nhau mừng lễ Kim Khánh 50 năm ngày thành lập
giáo xứ Hiệp An như lời của Cha Giuse Phan Đình Lộc đã ngõ lời trong thư mời
gọi.
Thưa quí vị, "vạn sự khởi đầu
nan", vậy tôi luôn xin quí vị cầu nguyện và giúp chúng tôi một tay trong công
việc rất mới mẻ này. Đắc chí thì sẽ đắc
thắng thành công hứa hẹn trong một ngày gần nhất.
Chúc Qúi
Vị Khỏe và Hướng về Bàu Dòi
Con Em Của
Qúi Vị
Hoàng Hiệp
No comments:
Post a Comment